Trong Kinh Thánh Loài_vật_ô_uế

Quy định về động vật thanh sạch được phép ăn và động vật ô uế không được phép ăn được hướng dẫn chi tiết cụ thể đến từng loài tại sách Lêvi (Leviticus) lại Chương 11, Luật Liên Quan Ðến Cái Thanh Sạch Và Cái Ô Uế[1], theo đó, định chế lề luật về loài vật, chim chóc, mọi sinh vật dưới nước và mọi sinh vật lúc nhúc trên mặt đất, để phân biệt vật ô uế với vật thanh sạch, loài vật được ăn với loài vật không được ăn. Cụ thể là:

Thú vật trên cạn

Trong tất cả các loài vật sống trên đất, theo Kinh Thánh đây là những loài được ăn thì phải là mọi con vật có chân chẻ làm hai móng và thuộc loài nhai lại[2] . Tuy nhiên, không được ăn các con này và phải coi nó là loài ô uế, cụ thể là:

  • Con lạc đà, vì nó nhai lại, nhưng không có móng chẻ hai[3].
  • Con ngân thử, vì nó nhai lại, nhưng không có móng chẻ hai.
  • Con thỏ rừng, vì nó nhai lại, nhưng không có móng chẻ hai.
  • Con lợn, vì nó có chân chẻ làm hai móng, nhưng không nhai lại. Thịt của nó không được ăn, xác chết của chúng cũng không được đụng đến.

Loài dưới nước

Theo Kinh sách thì tất cả những loài không có vây, không có vảy, ở sông hay ở biển, trong số mọi vật nhỏ sống dưới nước và mọi sinh vật sống dưới nước, phải coi chúng là loài "kinh tởm"[4], thịt của chúng thì tín đồ không được phép ăn, xác chết của chúng phải được xem là vật kinh tởm, ngoài ra, tất cả những loài sống dưới nước mà không có vây, không có vảy thì phải nên xem như là loài kinh tởm.

Chim chóc

Trong các loài chim, những loài phải coi là kinh tởm không được ăn, vì là loài ô uế theo Lê-vi ký[5]:

Côn trùng

Theo Kinh sách thì mọi loài vật nhỏ có cánh đi bằng bốn chân, phải coi là loài kinh tởm[7], ai đụng vào xác chết của chúng, sẽ ra ô uế, bất cứ ai mang xác chết của chúng, thì phải giặt quần áo và sẽ ra ô uế. Chỉ được ăn những con ngoài chân ra có thêm càng để nhảy trên đất như cào cào (Schistocerca gregaria), mọi thứ châu chấu, mọi thứ muỗm, mọi thứ dế. Trong Kinh thánh thì loài châu chấu là được phép ăn, chúng được xem là loài đủ thanh sạch để tiêu thụ, loài ong cũng được xem là thanh sạch và được phép tiêu thụ[8][9].

Vật bò trườn

Trong số các loài vật nhỏ bò trườn lúc nhúc trên mặt đất, những loài này là ô uế[10].

Theo Kinh sách thì trong những con vật đó, con nào chết mà rơi trên bất cứ vật gì, thì vật ấy sẽ ra ô uế, dù là đồ dùng bằng gỗ, quần áo, da, bì, mọi đồ dùng để làm một công việc gì, phải nhúng vật ấy vào nước, nó sẽ ra ô uế, rồi sẽ được thanh sạch. Nếu một con vật rơi vào trong bất cứ bình sành nào, thì tất cả những gì trong đó sẽ ra ô uế, và phải đập vỡ bình ấy. Mọi thứ người ta ăn, nếu bị nước bình ấy đổ lên trên, thì sẽ ra ô uế, mọi thứ người ta uống, đựng trong bất cứ bình nào nói trên, sẽ ra ô uế.

Một xác chết của chúng mà rơi trên bất cứ vật gì, thì vật ấy sẽ ra ô uế, lò và bếp sẽ phải phá đi và các vật ấy là ô uế và phải coi là những vật ô uế. Tuy nhiên suối và hầm nước thì khối nước vẫn thanh sạch, nhưng ai đụng đến xác chết của chúng, sẽ ra ô uế. Nếu một xác chết của chúng rơi trên hạt giống để gieo, thì hạt giống vẫn thanh sạch nhưng nếu đã đổ nước vào hạt giống, mà một xác chết của chúng rơi trên đó, thì phải coi hạt giống đó là ô uế.

Lý giải

Nhiều học giả tôn giáo cho rằng quy định về loài vật ô uế, không được phép ăn là có cơ sở về sức khỏe cộng đồng[11]Những loài động vật thanh sạch cư trú là nơi mà chúng ăn cỏ, lúa thóc. Còn hầu hết tất cả những động vật không sạch là những loài thú, chim tìm bới thức ăn thối rữa hay rác, chẳng hạn như Con lợn thì có thể ăn bất cứ loại thức ăn gì, các loài kền kền thì có thói quen tìm bới thức ăn thối rữa. Những khác biệt giữa động vật thanh sạch và không thanh sạch là ở nguồn thức ăn và bộ máy tiêu hóa của chúng. Những loài không thanh sạch ăn những thứ hoàn toàn không phù hợp để làm thức ăn cho con người.

Không phải chỉ những loài ăn xác động vật chết hay những thức ăn thối rữa mới là động vật không thanh sạch. Chẳng hạn như ngựa và thỏ cũng là loài vật không thanh sạch vì chúng không có móng rẽ. Mặc dù ở một số nước chúng được xem là những con vật có thể ăn được, nhưng những nghiên cứu cho thấy thịt ngựa thường chứa nhiều loại virus và ký sinh trùng. Thỏ có vẻ như là thanh sạch vì chúng ăn thực vật, nhưng chúng lại là nguồn gây bệnh truyền nhiễm cho con người. Ở Mỹ, có 3 trong số 6 mầm bệnh có tác hại lâu dài cho con người gây ra do hầu hết liên quan đến việc ăn thịt heo. Những bệnh này bao gồm nhiễm độc toxoplasmosis, bệnh sán xơ mít, bệnh dòi sán bọc hay sán lợn.

Những loài động vật không thanh sạch có một nhiệm vụ là làm sạch môi trường chúng ở. Các loài sò, tôm, cua sống ở vùng nước ô nhiễm do vi khuẩn, và chúng sẽ làm sạch nước. Tôm hùm, sò, cua, con điệp chuyên môn làm sạch nước ô nhiễm này. Chúng có khả năng lọc một dung tích nước rất lớn mỗi ngày. Nước thải ô nhiễm bởi chất độc hóa học, vi khuẩn có hại, ký sinh trùng, virus, đều tập trung trong thịt các loài này. Một nhà nghiên cứu người AnhMary Douglas cho rằng rằng phạm trù "ô uế" có cơ sở triết học, cụ thể là nó được gán cho các loại thực phẩm dường như không lọt vào bất kỳ phạm trù biểu tượng nào, chẵng hạn như lợn được coi là một sinh vật "mơ hồ", bởi vì nó có móng guốc như gia súc, nhưng không nhai lại[12]